Marketing là gì?
Theo Giáo Sư. Philip Kotler (“cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.
Và những người làm trong lĩnh vực này được gọi là marketer – đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường và lên các kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Marketing Communications (Truyền thông Marketing)
Marketing Communications là chuyên ngành sẽ đào tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi tiêu dùng, lập kế hoạch sáng tạo và triển khai các hình thức truyền thông như quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp,… nhằm mục đích khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng và từ đó đẩy mạnh quá trình bán hàng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Marketing Communications sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí như:
- Chuyên viên quảng cáo
- Chuyên viên quan hệ công chúng
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Giám đốc truyền thông
- Giám đốc truyền thông thương hiệu
Những yếu tố chứng tỏ bạn phù hợp với ngành Marketing
- Sự nhiệt tình: luôn có sự nhiệt tình trong từng công việc, theo đuổi đến cùng mục tiêu sẽ yếu tố đầu tiên của một Marketer.
- Sự sáng tạo: những người làm Marketing tài năng sẽ luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro với những “ý tưởng điên rồ”.
- Khả năng giao tiếp: là một người làm Marketing chắc hẳn bạn phải thường xuyên giao tiếp với các đối tác, nhân viên và khách hàng của mình. Vì vậy, những người làm Marketing phải giỏi giao tiếp và có khả năng điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp từng đối tượng tiếp xúc để giành lấy sự chú ý của một ai đó trong vài giây đầu tiên
- Khả năng thích ứng: người làm marketing phải là người có thể xoay chuyển cục diện, thích ứng và chuyển sự “quan tâm” của mình đến những vấn đề khác ở bất kỳ thời điểm nào của dự án. Không quá bó buộc mình trong một kế hoạch đã định sẵn, thậm chí biết chấp nhận sự thay đổi và tận dụng nó để tạo lợi thế.
- Quan sát và lắng nghe: Marketer cần có khả năng quan sát khách hàng của mình, khám phá những thứ khách hàng thích, nơi khách hàng thường xuyên đến,… Họ biết cách đặt những câu hỏi khiến khách hàng chia sẻ và bộc lộ những thông tin mà họ cần, ngay cả khi họ vốn là một người xa lạ.
- Khả năng bán hàng: người làm Marketing phải có khả năng bán hàng, thậm chí trước khi khách hàng nhận ra rằng họ cần chúng.
- Chuyên gia kể chuyện: Biết cách kể chuyện để thu hút người dùng, có thể “chạm” vào cảm xúc của khách hàng thông qua những câu chuyện mình kể, khiến khách hàng nhìn thấy mình trong câu chuyện, thích thú và lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn thay vì công ty khác.
- Tinh thần làm việc nhóm: Teamwork là tinh thần chủ đạo của những người làm marketing, việc phối hợp tốt với mọi người trong bộ phận marketing cũng như với các bộ phận khác trong công ty, ví dụ như sales, design, nhân sự,.. sẽ là yếu tố cuối cùng giúp bạn nhận ra bản thân có thực sự phù hợp với Marketing hay không.