Chứng minh tài chính du học Đức – Bao nhiêu là đủ?
Khi có dự định du học, điều quan trọng luôn được cân nhắc đầu tiền đó là khả năng tài chính gia đình, chi phí mỗi năm cho khóa học. Du học Đức nổi tiếng với các chương trình học miễn phí học phí, tuy nhiên sinh viên vẫn phải tự chuẩn bị cho mình chi phí sinh hoạt cho cuộc sống tại Đức. Bài viết sẽ cung cấp thông tin cần thiết về cách chứng minh tài chính du học Đức với Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán.

Thông thường để chứng minh có đủ khả năng chi trả sinh hoạt phí mỗi tháng, sinh viên cần mở 1 tài khoản phong tỏa (số tiền trong tài khoản chia đều cho mỗi tháng, mỗi tháng không được rút quá số tiền quy định). Quy định về số tiền trong tài khoản là khác nhau với mỗi chương trình.
I. Cách chứng minh tài chính du học Đức dành cho Sinh viên tham gia chương trình học thuật (đại học, cao học)
Chi phí sinh hoạt tối thiểu quy định dựa trên mức sống và vật giá tại Đức, được điều chỉnh thường xuyên và ở thời điểm hiện tại là 861 Euro/tháng (tương đương 10.332 Euro/năm).
Trong quá trình xin cấp thị thực có thể chứng minh khả năng trang trải chi phí sinh hoạt bằng cách mở tài khoản phong tỏa. Bạn được tự lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản. Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán cho biết tại Việt Nam có thể mở tài khoản phong tỏa như yêu cầu của thủ tục thị thực tại ngân hàng VietinBank hoặc các ngân hàng trong danh sách dưới đây: https://www.auswaertiges-amt.de/de/sperrkonto/375488.
II. Cách chứng minh tài chính dành cho học viên tham gia chương trình nghề
Khi kiểm tra khả năng đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian học nghề, Phòng Thị thực căn cứ vào mức tiền định hướng được lấy làm cơ sở để tính toán trên toàn nước Đức. Số tiền định hướng được quy định là 939 Euro một tháng chưa trừ phí tổn.
Trong thủ tục thị thực, mức lương ghi trong hợp đồng đào tạo thực hành sẽ được xét đến trước tiên để đánh giá khả năng đảm bảo chi phí sinh hoạt.
Nếu được bên thứ ba chu cấp chỗ ở thì mức tiền định hướng có thể giảm bớt tương ứng số tiền thuê chỗ ở. Nếu được bên thứ ba chu cấp ăn uống thì mức tiền định hướng có thể giảm bớt cố định 150 Euro. Ngoài ra nếu lương không đủ thì có thể dùng tiền riêng, chẳng hạn tiền trong tài khoản phong tỏa.
Ví dụ: mức lương học nghề 3 năm lần lượt là 800 Euro – 850 Euro – 900 Euro/tháng, không được chu cấp tiền nhà, tiền ăn thì bạn cần chứng minh số tiền:
(939 – 800) * 12 + (939 – 850) * 12 + (939 – 900) * 12 = 3.204 Euro
Hoặc mức lương 3 năm lần lượt là 850 Euro – 950 Euro – 1100 Euro/tháng, không được chu cấp tiền nhà, tiền ăn thì bạn cần chứng minh số tiền:
(939 – 850) * 12 = 1068 Euro
Những năm còn lại không cần chứng minh do tiền lương cao hơn mức 939 Euro.
Nếu nhận mức lương như trên 2 ví dụ và trong 3 năm học này được chu cấp tiền nhà hoặc tiền ăn ở thì không cần chứng minh tài chính.

*Trường hợp đặc biệt: học một khóa tiếng Đức trước khi học nghề, bạn cần chứng minh:
-Thông tin về khóa học tiếng Đức định sang học: Thời gian học, số giờ học và nếu có thể cả nội dung học, học phí, địa điểm học.
– Chứng minh đã trả tiền học phí.
Ngoài việc chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt nêu ở mục trên, bạn phải chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt cho thời gian học tiếng với mức ít nhất 861 Euro một tháng.
*Trong trường hợp có người thân (bố mẹ, anh chị…) bên Đức có thu nhập cao đứng ra bảo lãnh tài chính cho bạn, bạn có thể sử dụng Giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung) thay cho tài khoản phong tỏa.
Như vậy sinh hoạt phí ở Đức mỗi năm sẽ rơi vào khoảng 200 – 300 triệu (10.332 Euro tương đương khoảng 300 triệu theo tỷ giá hiện tại, mức tiền này Đại sứ quán, Tổng lãnh sự đã tính toán cho học viên đủ chi phí sinh hoạt ở bất cứ thành phố nào tại Đức trong 1 năm).
Với các bạn tham gia chương trình đại học (1 năm dự bị và 3-4 năm đại học) thì số tiền cần chuẩn bị cho khóa học của các bạn là khoảng 1 tỷ đồng (chưa tính tiền đi làm thêm). Với chương trình thạc sỹ là khoảng 500 triệu đồng (với các trường công, không thu học phí), các bạn tham gia chương trình nghề thì hầu như mức lương hằng tháng đủ cho bạn chi trả sinh hoạt phí.
Hy vọng những thông tin trong bài đủ để các bạn quyết định có đi du học Đức hay không và nếu có thì lựa chọn chương trình nào cho phù hợp với bản thân. Cần thêm thông tin cụ thể thì nhanh chóng liên hệ với Greenway nhé.
Bài viết cùng chuyên mục
Giờ mùa hè ở nước Đức có gì khác biệt so với Việt Nam?
Không như Việt Nam, cách tính giờ ở nước Đức sẽ có sự khác biệt mà bạn chắc chắn phải biết. Giờ mùa hè ở Đức chuyển sang giờ mùa đông sẽ có cách tính khác so với giờ mùa đông chuyển sang mùa hè. Cụ thể cách tính như thế nào, xem ngay bài […]
Những việc du học sinh cần làm khi vừa đến Đức
Đâu là những những điều du học sinh cần làm khi vừa đến Đức? Xem ngay các lời khuyên quan trọng này để giúp bạn có một chuyến du học nhiều trải nghiệm đẹp nhất nhé! I. 3 lưu ý quan trọng du học sinh cần làm khi vừa đến Đức 3 lưu […]
Phương tiện giao thông tại Đức
Nước Đức có một mạng lưới giao thông dày đặc cùng với hệ thống phương tiện hiện đại. Có nhiều phương tiện giao thông tại Đức khiến việc đi lại của bạn dễ dàng hơn như xe đạp, xe bus, tàu điện hay tàu lửa. Vào cuối tuần hoặc ngày lễ tết, bạn có thể […]
Văn hóa xe đạp tại Đức
Các bạn có biết, một trong những phương tiện phổ biến nhất ở Đức là gì không? Đó chính là xe đạp. Không những người Đức sử dụng mà Du Học Sinh (DHS), hầu như ai cũng tậu cho mình một con xe đạp tại Đức cả. Xe đạp ở nước này có hẳn một […]
Chứng minh tài chính du học Đức – Bao nhiêu là đủ?
Khi có dự định du học, điều quan trọng luôn được cân nhắc đầu tiền đó là khả năng tài chính gia đình, chi phí mỗi năm cho khóa học. Du học Đức nổi tiếng với các chương trình học miễn phí học phí, tuy nhiên sinh viên vẫn phải tự chuẩn bị cho mình […]
Thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không?
Trước khi vào chương trình đại học tại Đức, du học sinh Việt Nam phải trải qua kì thi đầu vào và 1 năm học chương trình dự bị đại học (Studienkolleg). Rất nhiều bạn thắc mắc rằng kì thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không? Cụ thể sẽ như […]