Cơ hội việc làm cho ngành điều dưỡng tại Việt Nam
Sau khi đi du học nghề Đức, nhiều bạn trẻ không ở lại Đức định cư mà lạ chọn quay lại Việt Nam để phục vụ cho quê hương. Vậy, cơ hội việc làm cho ngành điều dưỡng tại Việt Nam đối với các bạn du học nghề Đức ngành điều dưỡng như thế nào. Cùng Greenway tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Công việc của một điều dưỡng bao gồm những gì?
Nếu như Bác sĩ là người chẩn đoán và điều trị bệnh thì Điều dưỡng viên là chính là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người bênh. Không chỉ có vai trò hỗ trợ bác sĩ, người Điều dưỡng viên còn là cầu nối quan trọng giữa bệnh viện và bệnh nhân, là người đồng hành cùng người bệnh trong quá trình chiến đấu với bệnh tật đạt kết quả tốt nhất. Công việc của một điều dưỡng sẽ thường bao gồm:
- Theo dõi sức khỏe, tình trạng ăn uống, trạng thái tâm sinh lý của người bệnh. Báo cáo cho bác sĩ những diễn biến bất thường của bệnh nhân.
- Nhận định tình trạng của người bệnh để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc.
- Sơ cứu và cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân khi nhập viện.
- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo y lệnh của Bác sĩ. Phụ giúp Bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh và thực hiện các thủ thuật chẩn đoán, điều trị.
- Động viên bệnh nhân và người nhà yên tâm chữa bệnh, hướng dẫn người bệnh, cách tự chăm sóc sau khi khám và điều trị tại nhà.
- Giúp đỡ người bệnh vận động, luyện tập, phục hồi chức năng bằng các bài tập vật lý trị liệu trong quá trình điều trị bệnh.
- Phổ biến kiến thức về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Hướng dẫn nhân viên mới và sinh viên thực tập tại đơn vị. Tham gia công tác hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công của cấp trên.
- Quản lý và chịu trách nhiệm bảo quản Dược phẩm, trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị, dụng cụ y tế theo sự phân công.
- Thực hiện Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và các quy định về chuyên môn khác của Bộ Y tế.
Nhu cầu nhân lực ngành Điều dưỡng tại VIệt Nam hiện nay như thế nào?
Các điều dưỡng viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống y tế của nước ta. Theo mức chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam, tại các bệnh viện, tỉ lệ điều dưỡng/bác sĩ cần đạt 2,5/1 đến 3,5/1, tuy nhiên con số này ở nước ta mới chỉ đạt 1,7/1. Vì vậy, để phát triển nhân lực y dược, đáp ứng nhu cầu xã hội, nước ta phấn đấu năm 2020 đạt tỷ lệ 25 điều dưỡng trên 10.000 dân.
Xem thêm : DSH là gì và những điều cần biết về DSH
Báo cáo của TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên một vạn dân của Việt Nam là 11,4, tỷ lệ này chưa bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Báo cáo cũng cho thấy rằng Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng bởi vì có nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40.000 đến 50.000 người. Qua đó để thấy ngành nghề Điều dưỡng đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng trên toàn cầu, mở ra cơ hội việc làm lớn cho các bạn sinh viên đang hoặc sắp theo học ngành này.
Trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, rất nhiều dự báo của các cơ quan chính phủ và hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới đã đưa ra những con số đáng báo động về sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng của ngành này trong tương lai gần. Mức độ lây lan chóng mặt của đại dịch chỉ góp phần phơi bày thực trạng đó. Ngành Điều dưỡng được tạp chí Entrepreneur (Mỹ) xếp vào Top 10 xu thế ngành nghề hot và quan trọng của thế giới.
Cơ hội việc làm cho ngành điều dưỡng tại Việt Nam
Chính vì sự thiếu hụt nhân lực đáng kể, ngành Điều dưỡng đang được xếp vào danh sách những ngành có cơ hội việc làm cao. Khoảng 90% sinh viên ra trường đều có thể xin được việc làm và làm được việc. Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp Điều dưỡng có thể xin việc ở nhiều môi trường khác nhau như:
- Làm việc tại các bệnh viện nhà nước hay làm việc tại các bệnh viện tư nhân.
- Làm việc tại các viện dưỡng lão, các cơ sở y tế ở trường, địa phương.
- Làm việc tại các phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Ở Việt Nam, mức lương Điều dưỡng viên dao động 7,000,000 VND – 15,000,000 VND
Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục Du lịch và Dịch thuật Con Đường Xanh
Số 22 Phan Văn Trị – Phường Quốc Tử Giám – Quận Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0913 408 848 hoặc 0965 408 808
Bài viết cùng chuyên mục
Giờ mùa hè ở nước Đức có gì khác biệt so với Việt Nam?
Không như Việt Nam, cách tính giờ ở nước Đức sẽ có sự khác biệt mà bạn chắc chắn phải biết. Giờ mùa hè ở Đức chuyển sang giờ mùa đông sẽ có cách tính khác so với giờ mùa đông chuyển sang mùa hè. Cụ thể cách tính như thế nào, xem ngay bài […]
Những việc du học sinh cần làm khi vừa đến Đức
Đâu là những những điều du học sinh cần làm khi vừa đến Đức? Xem ngay các lời khuyên quan trọng này để giúp bạn có một chuyến du học nhiều trải nghiệm đẹp nhất nhé! I. 3 lưu ý quan trọng du học sinh cần làm khi vừa đến Đức 3 lưu […]
Phương tiện giao thông tại Đức
Nước Đức có một mạng lưới giao thông dày đặc cùng với hệ thống phương tiện hiện đại. Có nhiều phương tiện giao thông tại Đức khiến việc đi lại của bạn dễ dàng hơn như xe đạp, xe bus, tàu điện hay tàu lửa. Vào cuối tuần hoặc ngày lễ tết, bạn có thể […]
Văn hóa xe đạp tại Đức
Các bạn có biết, một trong những phương tiện phổ biến nhất ở Đức là gì không? Đó chính là xe đạp. Không những người Đức sử dụng mà Du Học Sinh (DHS), hầu như ai cũng tậu cho mình một con xe đạp tại Đức cả. Xe đạp ở nước này có hẳn một […]
Chứng minh tài chính du học Đức – Bao nhiêu là đủ?
Khi có dự định du học, điều quan trọng luôn được cân nhắc đầu tiền đó là khả năng tài chính gia đình, chi phí mỗi năm cho khóa học. Du học Đức nổi tiếng với các chương trình học miễn phí học phí, tuy nhiên sinh viên vẫn phải tự chuẩn bị cho mình […]
Thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không?
Trước khi vào chương trình đại học tại Đức, du học sinh Việt Nam phải trải qua kì thi đầu vào và 1 năm học chương trình dự bị đại học (Studienkolleg). Rất nhiều bạn thắc mắc rằng kì thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không? Cụ thể sẽ như […]