Tất tần tật thông tin thi đầu ra dự bị đại học Đức
Thi đầu ra dự bị đại học Đức là một trong những kỳ thi quan trọng giúp du học sinh chính thức bước vào cánh cổng đại học. Vậy kỳ thi này có những yêu cầu nào cần lưu ý, đọc ngay bài viết để có ngay những thông tin hữu ích nhé!
Thi đầu ra dự bị đại học Đức – Feststellungsprüfung (FSP) là gì?
Thuật ngữ “Feststellungsprüfung” là cách viết rút gọn của “Prüfung zur Feststellung der Eignung ausländischer Studienbewerber für die Aufnahme eines Studiums an Hochschulen in der Bundesrepublik Deutschland” nghĩa là kỳ thi nhằm xác định các sinh viên nước ngoài có đủ kiến thức chuyên ngành và ngôn ngữ phù hợp với các chương trình Đại học tại Cộng hòa Liên bang Đức. Bất cứ bạn sinh viên nước ngoài nào vượt qua được kỳ thi này đều có thể được nhận vào học tại các trường Đại học Tổng hợp/Đại học Khoa học & Ứng dụng ở Đức.

Quy trình thi FSP
FSP được tổ chức 2 lần trong năm và phản ánh kết quả của quá trình đào tạo trong trường dự bị đại học (Studienkolleg). Thời gian tổ chức thi FSP không cố định và phụ thuộc vào lịch riêng của mỗi trường. Kỳ thi thường sẽ bao gồm cả bài thi viết và bài thi nói. Các bài thi đánh giá bao gồm:
Tiếng Đức
Là bài thi bắt buộc với tất cả các sinh viên tham gia FSP ở bất kỳ ngành học nào. Bài thi thường bao gồm các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu và viết bài luận ngắn. Điểm thi tiếng Đức thường được tính là điểm trung bình của các kỹ năng. Để thông qua bài thi tiếng Đức, sinh viên phải đạt được trình độ tối thiểu là DSH 2 (67% tổng số điểm) hoặc DSH 3 (82% tổng số điểm).
Bạn có thể được miễn bài thi tiếng Đức khi bạn đã có một trong các chứng chỉ sau:
- Chứng chỉ Goethe C2;
- Chứng chỉ Telc C1;
- DSH-2 hoặc DSH-3;
- Chứng chỉ ÖSD C1.
Môn chuyên ngành
Tùy thuộc vào ngành học và trường học bạn tham gia tại Studienkolleg (T, G, M hay W), các môn thi chuyên ngành của bạn sẽ khác nhau. Một vài Studienkolleg yêu cầu sinh viên phải thi tất cả các môn đã học. Một vài nơi sẽ cho sinh viên lựa chọn môn thi, ví dụ chọn giữa Hóa hoặc Lý, chọn giữa Văn học hoặc Nghiên cứu xã hội…
Mỗi sinh viên thường sẽ được tham gia kỳ thi FSP của 1 trường tối đa 2 lần. Trong trường hợp không thể thông qua kỳ thi này, sinh viên gần như không có cơ hội học đại học tại các trường Đại học công lập của Đức.

Đối tượng dự thi FSP
Phần lớn các trường dự bị sẽ tổ chức thi FSP nội bộ, dành cho sinh viên theo học dự bị tại trường. Tuy nhiên, một số trường chấp nhận sinh viên ngoài (Extern),
Đặc biệt là Studienkolleg của bang NRW, trường chỉ tổ chức thi FSP thay vì tổ chức các lớp dự bị đại học. Để tham gia thi FSP khi không trải qua các lớp dự bị tại trường, bạn cần tự chuẩn bị cho mình những kiến thức về chuyên ngành và ngôn ngữ đáp ứng các yêu cầu tương tự như sinh viên dự bị đại học sau khi hoàn thành khóa học chuyên môn. Trong trường hợp này, kỹ năng tiếng Đức cấp độ C1 là bắt buộc:
- Khi tham gia với tư cách là thí sinh ngoài, bạn vẫn sẽ được hướng dẫn về các yêu cầu của kỳ thi và hình thức chuẩn bị thích hợp tại trường đại học dự bị;
- Một vài trường dự bị yêu cầu thí sinh ngoài phải tham gia bài thi đánh giá sơ lược trước khi được tham gia thi chính thức;
- Một vài trường dự bị yêu cầu thí sinh ngoài phải tham dự thêm một bài kiểm tra miệng với tất cả các môn thi đạt mức điểm “ausreichen” – điểm đạt. Muốn được bỏ qua buổi thi nói này, bạn cần đạt ít nhất là điểm “befriedigend” – điểm tốt (khoảng 70% trở lên).

Ergänzungsprüfung zur Feststellungsprüfung – Bài kiểm tra bổ sung cho FSP chuyển ngành
Trong bối cảnh nước Đức xếp các ngành học liên quan tới Kinh tế – Tài chính vào khối Xã hội, có rất nhiều bạn sinh viên do tìm hiểu muộn đã thi sai khối ngành tốt nghiệp THPT và buộc phải học dự bị tại Đức khối ngành mình không yêu thích.
Câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào để chuyển ngành học được hay không. Câu trả lời là có. Cơ hội của các bạn chính là kỳ thi Ergänzungsprüfung zur Feststellungsprüfung – một kỳ thi bổ sung kèm với kỳ thi FSP. Khi đăng ký tham gia kỳ thi này, các bạn cần lưu ý:
- Chỉ có thể tham gia với tư cách sinh viên ngoài (externe Prüfung), nghĩa là bạn phải tự chuẩn bị các kiến thức cho bản thân mà không được tham gia các lớp chuyên ngành trước đó;
- Điều kiện tham gia: bạn sẽ chỉ được tham gia sau khi đã thi đỗ kỳ thi FSP chính của mình (FSP cho ngành bạn đã học dự bị);
- Bài kiểm tra bổ sung bao gồm các môn chuyên ngành của khối học mới mà bạn lựa chọn (không cần thi tiếng Đức thêm 1 lần nữa);
- Nếu giữa ngành học bạn đã thi đỗ và ngành học thi bổ sung có các môn học tương ứng thì thành tích bạn đạt được ở kỳ thi FSP sẽ được công nhận trong kỳ thi bổ sung;
- Sau khi thi đỗ bạn sẽ được cấp chứng chỉ có bao gồm điểm thành phần và chứng chỉ bổ sung chỉ có hiệu lực khi đi kèm chứng chỉ FSP ban đầu.
Việc học Đại học ở Đức chưa bao giờ là điều đơn giản. Để hoàn thành chương trình học và nhận được bằng tốt nghiệp là quá trình dài với nhiều thử thách, vì vậy, bạn cần chuẩn bị trước cho mình kiến thức và những thông tin cần thiết để có thể tự tin chinh phục mục tiêu khó khăn này.
Bài viết cùng chuyên mục
Giờ mùa hè ở nước Đức có gì khác biệt so với Việt Nam?
Không như Việt Nam, cách tính giờ ở nước Đức sẽ có sự khác biệt mà bạn chắc chắn phải biết. Giờ mùa hè ở Đức chuyển sang giờ mùa đông sẽ có cách tính khác so với giờ mùa đông chuyển sang mùa hè. Cụ thể cách tính như thế nào, xem ngay bài […]
Những việc du học sinh cần làm khi vừa đến Đức
Đâu là những những điều du học sinh cần làm khi vừa đến Đức? Xem ngay các lời khuyên quan trọng này để giúp bạn có một chuyến du học nhiều trải nghiệm đẹp nhất nhé! I. 3 lưu ý quan trọng du học sinh cần làm khi vừa đến Đức 3 lưu […]
Phương tiện giao thông tại Đức
Nước Đức có một mạng lưới giao thông dày đặc cùng với hệ thống phương tiện hiện đại. Có nhiều phương tiện giao thông tại Đức khiến việc đi lại của bạn dễ dàng hơn như xe đạp, xe bus, tàu điện hay tàu lửa. Vào cuối tuần hoặc ngày lễ tết, bạn có thể […]
Văn hóa xe đạp tại Đức
Các bạn có biết, một trong những phương tiện phổ biến nhất ở Đức là gì không? Đó chính là xe đạp. Không những người Đức sử dụng mà Du Học Sinh (DHS), hầu như ai cũng tậu cho mình một con xe đạp tại Đức cả. Xe đạp ở nước này có hẳn một […]
Chứng minh tài chính du học Đức – Bao nhiêu là đủ?
Khi có dự định du học, điều quan trọng luôn được cân nhắc đầu tiền đó là khả năng tài chính gia đình, chi phí mỗi năm cho khóa học. Du học Đức nổi tiếng với các chương trình học miễn phí học phí, tuy nhiên sinh viên vẫn phải tự chuẩn bị cho mình […]
Thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không?
Trước khi vào chương trình đại học tại Đức, du học sinh Việt Nam phải trải qua kì thi đầu vào và 1 năm học chương trình dự bị đại học (Studienkolleg). Rất nhiều bạn thắc mắc rằng kì thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không? Cụ thể sẽ như […]