Thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không?

Trước khi vào chương trình đại học tại Đức, du học sinh Việt Nam phải trải qua kì thi đầu vào và 1 năm học chương trình dự bị đại học (Studienkolleg). Rất nhiều bạn thắc mắc rằng kì thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không? Cụ thể sẽ như thế nào? Greenway sẽ trả lời các câu hỏi của bạn thông qua bài viết bên dưới đây.

 

I. Cấu trúc đề thi đầu vào dự bị đại học ở Đức

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc của một bài thi đầu vào dự bị đại học ở Đức sẽ như thế nào nhé!

Cấu trúc đề thi đầu vào dự bị đại học ở Đức sẽ tùy thuộc vào khối thi của bạn mà có các bài thi tương ứng. Cụ thể như sau:

                                   KHỐI THI          MÔN THI
Khối T 

(Kỹ Thuật, Toán Học & Khoa Học Tự Nhiên)

Tiếng Đức & Toán
Khối W 

(Khối Kinh Tế & Khoa Học Xã Hội)

Tiếng Đức & Toán
Khối G 

(Nhân Văn, Nghệ Thuật & Ngôn Ngữ)

Tiếng Đức

Trong suốt những năm chuẩn bị hồ sơ và hỗ trợ thí sinh trong kỳ thi dự bị, Greenway nhận thấy rằng, đa phần du học sinh Việt Nam hầu hết rất tự tin với bài thi toán và “hơi run sợ” với bài thi tiếng Đức. Vậy bài thi tiếng Đức có gì?

II. Cấu Trúc Bài Thi Tiếng Đức

Trong 1 bài thi tiếng Đức, thông thường chúng ta thường sẽ gặp các dạng bài:

  • L test
  • C Test
  • Hören Test
  • Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về một vấn đề (tùy trường)

L test và C Test là 2 dạng bài điền vào chỗ trống theo các chủ đề. Bạn cần phải chuẩn bị cho mình một lượng từ vựng kha khá, nắm chắc cấu trúc ngữ pháp và kĩ năng tiên đoán để xử lý các bài đọc điền từ này.

 

Để chuẩn bị tốt cho phần thi này, ngoài việc tham khảo các đề thi mẫu, bạn có thể mua 2 quyển Mut zur Lücke 1 + 2 để ôn luyện cho phần C-Test và xem phần Teil 4 Leseverstehen B2 cho phần L-Test.

 

Ngoài ra, những sách này còn có các bài học theo chủ đề sẽ giúp bạn xây dựng cho mình một vốn từ vựng hết sức đa dạng về khoa học, kinh tế, chính trị, y khoa…

 

Hören Test là phần nghe và điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Trong lúc thi bạn cần phải bình tĩnh, đọc và nghe cẩn thận. Kiểm tra lại tổng thể để chắc chắn không bị sót câu nào trước khi nộp bài.

 

Đối với viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về 1 chủ đề, bạn cần viết cả đoạn,không nên viết theo kiểu liệt kê ý ra (điều rất tối kỵ ở mảng học thuật).

 

Khi viết, bạn cần trình bày ý tưởng rõ ràng, lập luận chặt chẽ và thuyết phục. Ngoài ra, bạn nhớ kiểm tra kỹ về lỗi chính tả, chính xác về mặt ngữ pháp trước khi nộp bài nhé.

 

Nên nhớ rằng các bài thi đều giới hạn thời gian nên chia thời gian phù hợp để xử lý các phần bài. Đừng quên đọc, kiểm tra lại một lần nữa trước khi nộp bài nhé.

 

Lưu ý khi làm bài kiểm tra

 

III. Còn bài thi Toán thì như thế nào? 

Cấu trúc của 1 bài thi toán sẽ bao gồm: Trắc Nghiệm & Tự Luận. Bạn cần ôn tập lại một số nội dung, kiến thức về toán học:

– Giải phương trình

– Căn bậc hai

– Hàm số mũ Logarit

– Đạo hàm

– Bất phương trình….

Đối với phần bài thi trắc nghiệm, điểm số hoàn toàn trong tầm tay nếu bạn ôn kỹ và tính toán cẩn thận.

Phần bài thi tự luận có chức năng phân loại thí sinh, vì vậy trong phần bài tự luận sẽ có các câu hỏi nâng cao. Một trong những phương pháp làm tốt bài thi là đọc kĩ đề bài để tránh những chiếc bẫy. Bài nào dễ, bạn nên ưu tiên làm trước và làm thật cẩn thận, chính xác.

 

Thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không? Hẳn đến đây, bạn đã hình dung và có cảm nhận của riêng mình về kì thi đầu vào dự bị đại học này. Mức độ khó hay dễ phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếng Đức và mức độ đầu tư ôn luyện của bạn. Vì vậy, khi xác định mục tiêu du học Đức theo chương trình đại học, bạn hãy nghiêm túc đầu tư cho việc học tiếng Đức và ôn luyện sớm nhất có thể nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Giờ mùa hè ở nước Đức có gì khác biệt so với Việt Nam?

Không như Việt Nam, cách tính giờ ở nước Đức sẽ có sự khác biệt mà bạn chắc chắn phải biết. Giờ mùa hè ở Đức chuyển sang giờ mùa đông sẽ có cách tính khác so với giờ mùa đông chuyển sang mùa hè. Cụ thể cách tính như thế nào, xem ngay bài […]

Xem thêm

Những việc du học sinh cần làm khi vừa đến Đức

Đâu là những những điều du học sinh cần làm khi vừa đến Đức? Xem ngay các lời khuyên quan trọng này để giúp bạn có một chuyến du học nhiều trải nghiệm đẹp nhất nhé!   I. 3 lưu ý quan trọng du học sinh cần làm khi vừa đến Đức   3 lưu […]

Xem thêm

Phương tiện giao thông tại Đức

Nước Đức có một mạng lưới giao thông dày đặc cùng với hệ thống phương tiện hiện đại. Có nhiều phương tiện giao thông tại Đức khiến việc đi lại của bạn dễ dàng hơn như xe đạp, xe bus, tàu điện hay tàu lửa. Vào cuối tuần hoặc ngày lễ tết, bạn có thể […]

Xem thêm

Văn hóa xe đạp tại Đức

Các bạn có biết, một trong những phương tiện phổ biến nhất ở Đức là gì không? Đó chính là xe đạp. Không những người Đức sử dụng mà Du Học Sinh (DHS), hầu như ai cũng tậu cho mình một con xe đạp tại Đức cả. Xe đạp ở nước này có hẳn một […]

Xem thêm

Chứng minh tài chính du học Đức – Bao nhiêu là đủ?

Khi có dự định du học, điều quan trọng luôn được cân nhắc đầu tiền đó là khả năng tài chính gia đình, chi phí mỗi năm cho khóa học. Du học Đức nổi tiếng với các chương trình học miễn phí học phí, tuy nhiên sinh viên vẫn phải tự chuẩn bị cho mình […]

Xem thêm

Thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không?

Trước khi vào chương trình đại học tại Đức, du học sinh Việt Nam phải trải qua kì thi đầu vào và 1 năm học chương trình dự bị đại học (Studienkolleg). Rất nhiều bạn thắc mắc rằng kì thi đầu vào dự bị đại học ở Đức có khó không? Cụ thể sẽ như […]

Xem thêm