Làm thêm và những điều cần biết khi làm thêm tại Đức
Ngoài các vấn đề như học gì, học ở đâu, sinh hoạt như thế nào, thì cũng rất nhiều bạn du học sinh quan tâm đến vấn đề làm thêm. Vậy, làm thêm và những lưu ý khi làm thêm tại Đức là gì? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Làm thêm tại Đức có khó không?
Đức là một quốc gia đông dân. Dân số ở đây luôn dẫn đầu châu Âu và số lượng nhập cư cũng lớn nhất thế giới. Chính vì vậy nhịp sống và làm việc ở đây cũng sôi động hơn hẳn. Cơ hội làm thêm tại Đức cũng theo đó mà rộng mở đối với tất cả du học sinh.
Tuy nhiên đối với các công việc chất xám, yêu cầu tiếng Đức cũng ít nhiều làm cản trở các bạn du học sinh. Nếu bạn tự tin về trình độ tiếng của mình, cứ mạnh dạn ứng tuyển vì biết đâu cơ hội sẽ đến bất cứ lúc nào. Còn nếu không, cũng đừng vội nản chí, các bạn có thể tìm các công việc ở quán ăn nhanh, cafe, nhà hàng … vừa để củng cố thêm về ngôn ngữ cũng như tìm cho mình những mối quan hệ bạn bè mới.
Những quy định về làm thêm tại Đức.
Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kỳ nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng/tuần thì tuần đó sẽ được tính tương đương với 7 ngày làm việc.
Nếu bạn làm cho trường đại học nơi mà bạn đang theo học thì thời gian quy định sẽ linh hoạt cho bạn hơn, nhưng bạn vẫn phải xin giấy phép để được làm thêm so với số giờ quy định trên.
Mức thuế thu nhập ở Đức khá cao, tuy nhiên nếu mức thu nhập của các bạn sinh viên khi làm thêm tại Đức dưới 400 – 450 euro/tháng thì được miễn thuế.
Trong trường hợp thực tập, nếu kì thực tập có quy định trong chương trình học thì sẽ không cần xin Giấy phép Lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Tuy nhiên, nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học của bạn thì bạn cần phải có Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày (180 nửa ngày).
Sinh viên dự bị Đại học (Studienkolleg) chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè và nghỉ đông và cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý, cấp giấy phép.
Trường hợp bạn đang là sinh viên tham gia khóa tiếng Đức thì không được phép lao động.
Làm thêm tại Đức tìm việc ở đâu ?
Bạn có thể tìm việc làm thêm tại Đức thông qua một số trang web như: www.make-it-in-germany.vn ….
Khi các bạn xác định công việc mong muốn bạn có thể vào trang web trực tiếp của nơi bạn muốn làm, ví dụ các trang của hệ thống cửa hàng ăn nhanh như Mcdonal’d , KFC, Burger king,…vì phần lớn họ đều có thông tin tuyển dụng rất rõ ràng.
Bạn cũng có thể tìm thấy những công việc làm thêm tại các hội chợ việc làm, các bảng thông báo ở trường hay qua kênh người quen giới thiệu…
Xem thêm >> Du học nghề Đức ngành Nhà hàng-Khách sạn miễn phí 100 %
Mức lương các bạn nhận được là bao nhiêu?
Sinh viên du học tại Đức có thể tham gia lao động vào các ngày cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ, chưa kể các làm thêm vào các ngày bình thường, mức thu nhập của bạn có thể được tính như sau.
10 ngày làm việc một tháng là tương đương với 120 ngày làm việc trong năm, mỗi ngày trung bình 8 tiếng đồng hồ, bạn có thể đạt mức thu nhập: 8 tiếng/ngày x 120 ngày/năm x7 Euro/giờ = 6.720 Euro/ năm.
Sau khi trừ đi các khoản phí sinh hoạt, làm thêm tại Đức mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được tương đối ít nhất là 720 Euro.
Trong trường hợp, bạn đi làm thêm vào cả các ngày bình thường, trung bình mỗi ngày bạn chỉ làm tầm khoảng 2 tiếng, mức thu nhập của bạn sẽ là: 2h/ngày x 7 Euro/ h x 20 ngày/ tháng x 12 tháng = 3.360 Euro/ năm. Phép tính này chưa bao gồm thời gian làm thêm vào những ngày nghỉ dài trong năm.
Mức 7 Euro/ ngày chỉ là mức tối thiểu tại Đức. Nếu bạn giỏi tiếng Đức, bạn thậm chí còn có thể đạt mức thu nhập cao hơn gấp 2 – 3 lần.
Từ đây, nếu bạn dàm thêm tại Đức khi du học, bạn không những được tham gia một nền giáo dục cao cấp thế giới, bạn vừa có thể tiết kiệm được một khoản tiền tương đối ít nhất là 4000 Euro (Tương đương với 100 triệu đồng nếu bạn chăm chỉ vừa học vừa làm). Và trong vòng 4 năm, bạn có thể tiết kiệm được ít nhất 400 triệu. Trong khi đó, khoản chi phí đầu tư toàn bộ ban đầu khi du học ở Đức ước tính trung bình chỉ khoảng 200 triệu đồng, tham gia du học Đức vừa học vừa làm bạn vẫn được lời kha khá.
Với nguồn thu nhập từ việc đi làm thêm các bạn du học sinh có thể hoàn toàn chi trả sinh hoạt phí hàng tháng cho bản thân thậm chí là có thể tiết kiệm được một khoản nho nhỏ. Vì du học ở Đức hầu như các bạn không phải đóng học phí, còn đối với các bạn chọn chương trình du học nghề còn được trợ cấp thêm lương nghề hàng tháng. Tuy nhiên, các bạn cũng nên biết cân đối giữa việc học và việc làm thêm để không bị ảnh hưởng đến quá trình học tập của mình nhé.
Bài viết cùng chuyên mục
TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ NƯỚC ĐỨC MỚI NHẤT 2023
Tìm hiểu và khám phá về bản đồ nước Đức sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức phong phú về quốc gia này. Đồng thời, đây cũng là quá trình hiệu quả để bạn nắm bắt rõ hơn các thông tin quan trọng về vị trí của Đức trên bản đồ thế giới, biểu […]
ĐỒNG TIỀN ĐỨC GỌI LÀ GÌ? CÁC MỆNH GIÁ TIỀN ĐỨC HIỆN NAY
Các quốc gia đều có những loại tiền tệ riêng biệt, tại Đức cũng vậy. Đồng tiền không chỉ là một trong các yếu tố quan trọng liên hệ trực tiếp tới nền kinh tế, văn hoá và đời sống người dân mà còn là đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu […]
NƯỚC ĐỨC CÓ BAO NHIÊU BANG? CÁC BANG Ở ĐỨC HIỆN NAY
Nước Đức có bao nhiêu bang? Việc nắm rõ các bang của Đức sẽ giúp bạn hiểu hơn về quốc gia này khi sang đây sinh sống và học tập. Cùng Greenway khám phá từng bang ở Đức để lựa chọn điểm đến phù hợp và tốt nhất với bản thân nhé. Baden-Württemberg • Diện […]
NƯỚC ĐỨC NỔI TIẾNG VỀ CÁI GÌ VÀ 10 ĐIÊU ĐẶC SẮC NHẤT
Đức nổi tiếng về cái gì ngoài bóng đá và xe hơi? Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về các địa điểm du lịch, lễ hội bia, món ăn ngon ở Đức nhưng chưa hiểu rõ hết về những điều thú vị và hấp dẫn tại quốc gia này. Để nhanh chóng thích nghi khi […]
Giờ mùa hè ở nước Đức có gì khác biệt so với Việt Nam?
Không như Việt Nam, cách tính giờ ở nước Đức sẽ có sự khác biệt mà bạn chắc chắn phải biết. Giờ mùa hè ở Đức chuyển sang giờ mùa đông sẽ có cách tính khác so với giờ mùa đông chuyển sang mùa hè. Cụ thể cách tính như thế nào, xem ngay bài […]
Những việc du học sinh cần làm khi vừa đến Đức
Đâu là những những điều du học sinh cần làm khi vừa đến Đức? Xem ngay các lời khuyên quan trọng này để giúp bạn có một chuyến du học nhiều trải nghiệm đẹp nhất nhé! I. 3 lưu ý quan trọng du học sinh cần làm khi vừa đến Đức 3 lưu […]