8 kinh nghiệm học tiếng Đức hiệu quả
Khi bạn bắt đầu học tiếng Đức bạn có lo lắng làm thế nào để học được tiếng Đức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất hay không ? Bạn có băn khoăn giữa những sự lựa chọn như tự học ở nhà, hay đến trung tâm học ? Tham khảo kinh nghiệm của người đi đã từng học tiếng Đức chắc chắn là một điều bạn cần làm để học tiếng Đức một cách hiệu quả nhất.
Phỏng vấn các bạn học viên của Greenway đã thi đỗ B1, B2 với số điểm trung bình 70/100 điểm trở lên mỗi kỹ năng thì sau đây là những kinh nghiệm chung mà các bạn đúc rút được khi học tiếng Đức:
8 Kinh nghiệm học tiếng Đức hiệu quả
1. Xác định mục tiêu học tiếng Đức
Trước hết bạn hãy tự làm rõ: Mục tiêu trình độ tiếng Đức bạn cần đạt được là gì ?
Bạn học tiếng Đức để đi đoàn tụ, bạn chỉ cần học đến A1 là có thể đi. Bạn muốn đi du học Đại học bạn cần tối thiểu bằng B1 tiếng Đức. Bạn đi du học nghề, bạn cần phải có tối thiểu bằng B1 tiếng Đức (hoặc bậc A2 đối với trường hợp học một khóa tiếng Đức tại Đức trước khi học nghề) là có thể nộp hồ sơ xin visa đi du học.
Khi bạn đã xác định được trình độ tiếng Đức mình cần đạt được, bạn sẽ xây dựng được lộ trình học tiếng Đức của mình sao cho hiệu quả nhất.
Xem thêm: Điều kiện tham gia du học nghề Đức năm 2020 mới nhất
2. Xác định động lực để đi Đức là gì ?
Bạn đi Đức để làm gì ? Bạn đi Đức vì người bạn yêu thương cũng đi du học Đức, hay bạn đi Đức vì gia đình người thân bạn đang ở bên Đức… Các bạn có những lí do khác nhau để đi Đức, mỗi lí do cũng chính là động lực để bạn phấn đấu học tiếng Đức và đi Đức.
Tại Greenway, phần đa các bạn đi Đức là theo chương trình du học đào tạo nghề kép tại Đức, bởi vì chương trình này có quá nhiều ưu điểm dành cho các bạn học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp 3.
Đây là cơ hội có một không hai để các bạn thay đổi số phận của chính mình: ”Du học nghề Đức” đồng nghĩa với “Việc làm chắc chắn, cơ hội định cư và lập nghiệp lâu dài tại Đức”. Phải nắm lấy cơ hội này và tự quyết định tương lai cho chính cuộc đời mình !
Trong chương trình này bạn được đào tạo hoàn toàn miễn phí, lại còn có lương đủ trang trải mọi chi phí (ở đâu mình còn có cơ hội như vậy ?), tự lo được cho chính mình, giúp được ngay gia đình nếu biết cân đối chi tiêu hợp lý, tiết kiệm,…
Dù động lực của bạn là gì thì hãy viết nó ra giấy, dán lên tường nơi bạn dễ dàng có thể nhìn thấy mỗi ngày để nhắc nhở chính bản thân mình, luôn ghi nhớ và hướng đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra và bạn sẽ làm được!
Xem thêm: Tại sao nên chọn du học nghề Đức để bắt đầu sự nghiệp cuộc đời
3. Tự đề ra kỷ luật học tiếng Đức cho bản thân
Học tiếng Đức là một quá trình dài. Để đạt được trình độ B1 tiếng Đức thường các bạn cần thời gian từ 7 tháng đến 1 năm học và luyện thi lấy bằng. Trong thời gian đó có rất nhiều việc có thể xảy ra khiến bạn bị sao nhãng việc học.
Các lý do thường thấy cho việc lười học như: hôm nay em bận việc gia đình, anh họ em cưới, em về quê nghỉ lễ…nguy hiểm hơn cả là em bị xuống tinh thần học do lý do cá nhân (em bị thất tình, em cãi nhau với người yêu…)
Nếu việc lười học chỉ là nhất thời một, hai hôm thôi sau đó các bạn quay trở lại việc học bình thường và nỗ lực hơn nữa để bù đắp các ngày mình lười học thì sẽ không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, khi mà các lý do cứ được viện ra để cho bạn lười học kéo dài thì ngày qua ngày bạn sẽ không thể học được nữa.
Vậy làm thế nào để bạn có thể học tiếng Đức mỗi ngày và không lười biếng ?
“Nếu là con đường của bạn, bạn phải tự bước đi. Người khác có thể bước cùng bạn nhưng không ai có thể bước hộ bạn” Bạn phải tự đặt ra những mục tiêu học tập của riêng mình và tự thực hiện nó. VD: mỗi ngày bạn đặt mục tiêu học ít nhất 15 từ mới và hoàn thành nó trước giờ cơm tối. Mỗi ngày bạn tự đọc ít nhất 1 đoạn hội thoại ghi âm, quay video lại để luyện nói, rèn kỹ năng phát âm chuẩn.
Đặt mục tiêu học theo tuần, tháng mình sẽ học và đạt được trình độ nào. Bạn có thể viết ra những điều mình cần thực hiện dành cho việc học, dán nó lên góc học tập của mình, lên đầu giường của mình, và có thể nhờ bạn cùng phòng của mình nhắc nhở kiểm tra mình nếu bạn trót quên và chưa thực hiện được. Điều tốt nhất là bạn tự đặt ra kỷ luật cho mình và tự thực hiện nó.
4. Phương pháp học thuộc lòng:
Học ngoại ngữ thì điều học thuộc lòng là bắt buộc. Không có công thức tính toán hay định lý, phương trình nào có thể áp dụng cho việc học ngoại ngữ được.
Học tiếng Đức bạn cần học lần lượt từ trình độ A1 lên đến C2. Tùy mục tiêu của bạn mà bạn chỉ cần học đến trình độ B1 hoặc B2 thôi. Nhưng bạn vẫn cần học lần lượt từ đầu. Học thuộc từ ngữ pháp, mẫu câu, cách chia động từ, quán từ…và học thuộc từ vựng, rất nhiều từ vựng. Bắt buộc bạn phải học thuộc mỗi ngày để làm dày vốn từ vựng và kiến thức của mình, như vậy bạn mới có thể sớm nghe được, luyện nói hội thoại được.
Một phương pháp học thuộc từ vựng được rất nhiều bạn sử dụng đó là học bằng Flashcard. Bạn có thể mua Flashcard có sẵn từ vựng về để học hoặc tự tạo Flashcard cho mình và dán nó ở những nơi bạn dễ nhìn thấy trong phòng của mình để học.
5. Phương pháp Xem phim, nghe nhạc tiếng Đức
Một phương pháp rất hay khi học tiếng Đức nữa là bạn hãy tập xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Đức. Nếu bạn chưa nghe nhạc tiếng Đức bao giờ và chưa tìm được bài hát nào bằng tiếng Đức để nghe, thì bạn có thể tìm những bài hát bằng tiếng Anh mà bạn hay nghe trên Youtube và tìm bản cover bằng tiếng Đức để nghe.
Nhạc tiếng Đức: Perfect German Version
Phim Đức: Cô Bé Heidi
Âm nhạc và phim ảnh thể hiện văn hóa của đất nước, vậy nên khi bạn nghe nhạc và xem phim Đức ngoài việc giúp bạn luyện nghe học những đoạn hội thoại bằng tiếng Đức ra, thì nó còn giúp bạn hiểu thêm về văn hóa, con người Đức. Sau này khi sang Đức sinh sống thì sự hiểu biết về văn hóa sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng hơn.
6. Viết nhật ký học tiếng Đức
Viết nhật ký học tiếng Đức thực ra rất đơn giản. Đó là bạn ghi lại những điều trong tiếng Đức mà bạn đã học được trong ngày hôm đó vào một quyển sổ. Bạn ghi nó hàng ngày và mỗi tuần bạn lại giở nó ra đọc lại bạn sẽ thấy được quá trình mình học, cũng như nhận biết được mình đã học những phần nào, còn cần bổ sung những phần nào. Việc này giúp bạn nắm chắc được lượng kiến thức của mình.
Học viết nhật ký học cũng sẽ tạo cho bạn thói quen học tiếng mỗi ngày. Cuốn nhật ký như một người bạn luôn bên cạnh nhắc nhở bạn về việc học, đồng hành lưu giữ cùng bạn những kiến thức mà bạn đã học.
Bất chợt một ngày bạn quên một phần nào đó trong tiếng Đức và bạn giở cuốn nhật ký học tiếng của mình ra. Bạn thấy mình đã ghi lại phần kiến thức đó ở trong cuốn nhật ký và mọi kiến thức có liên quan đều ở trong đó chắc chắn bạn sẽ hạnh phúc.
7. Dùng từ điển Đức – Đức, Không dùng google translate
Một thói quen mà sẽ làm chậm sự phát triển tư duy ngôn ngữ của bạn khi học tiếng Đức đó là sử dụng google translate. Thật vậy, khi bạn sử dụng google translate việc dịch nghĩa chưa chắc đã chính xác nghĩa của từ, và nguy hiểm hơn nó tạo cho bạn sự lười khi học từ vựng. Bạn rất dễ quên ngay từ mình vừa tìm kiếm là gì khi mà bạn sử dụng google translate.
Việc sử dụng từ điển Đức – Đức ban đầu khá khó khăn khi mà bạn chưa có nhiều vốn từ vựng tiếng Đức. Khi đó, với những từ chưa biết bạn có thể hỏi giáo viên để được giải đáp và bạn ghi lại từ vựng đó vào sổ nhật ký học tiếng hoặc vào Flashcard ghi nhớ.
Đồng thời việc sử dụng từ điển Đức – Đức sẽ giúp bạn hiểu được sâu sơn nghĩa của từ, từ đó dùng trong ngữ cảnh nào thì nên dịch là như thế nào. Như vậy sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bạn phát triển từ trong câu khi mà bạn học lên trình độ cao hơn như B1, B2, C1.
8. Học như trẻ con: không sợ sai, cứ thử học và nhờ khác sửa sai cho mình
Việc học tiếng Đức hay bất kỳ một ngôn ngữ nào thì yếu tố tâm lý sợ sai, ngại ngùng cũng phải vượt qua đầu tiên. Giống như trẻ con khi mới bắt đầu học nói vậy, bé sẽ nói trong vô thức, bập bẹ những từ đầu tiên, có bé còn bị ngọng, nói mãi mà người lớn không hiểu bé nói gì. Nhưng các bé vẫn nói và không ngại ngùng sợ sai và người lớn thì sẵn sàng sửa lỗi giúp đỡ các bé nói được cho tròn vành rõ tiếng.
Việc học ngôn ngữ mới cũng như vậy, khi bắt đầu học tiếng Đức bạn sẽ không khác một đứa trẻ con người Đức là mấy. Bạn chưa có vốn từ, cách phát âm bảng chữ cái tiếng Đức cũng có những điểm khác với tiếng Việt. Do đó, bạn cần phải học từ đầu, từ cách phát âm bảng chữ cái, đến cách đọc từ, ghép câu. Và việc phát âm chưa đúng, phát âm sai, dẫn đến nói sai từ làm người khác không hiểu bạn nói gì là điều tất yếu.
Tất cả những điều bạn cần làm là vượt qua nỗi ngại ngùng sợ sai đó. Bạn cứ mạnh dạn nghe từ và bắt chước theo, cố gắng đọc thật to để thầy cô có thể nghe và sửa được cho bạn nếu bạn mắc lỗi phát âm, nói sai từ. Bạn cố gắng sửa và về nhà luyện tập lại, có thể ghi âm lại, quay video sau đó nghe lại xem mình đã phát âm như thế nào, giọng của mình ra sao, từ đó bạn có thể tự sửa lại cho đúng âm, từ chuẩn.
Khi bạn đã phát âm chuẩn thì bạn cũng có thể làm chuẩn từ, câu, bắt chước theo ngữ điệu của người Đức nữa thì việc nói chuẩn như người Đức là hoàn toàn trong tầm tay bạn!
Chúc các bạn thành công khi luyện tập theo nhưng Tip mà học viên của Greenway chia sẻ nhé !
Bài viết cùng chuyên mục
TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐỨC MỚI NHẤT NĂM 2023
Điều dưỡng là một trong những ngành nghề HOT nhất tại Đức. Vậy lương điều dưỡng ở Đức bao nhiêu mà hấp dẫn đến vậy? Hãy cùng Greenway tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất. Đồng thời cập nhật về điều kiện và cách tăng mức lương […]
TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ NƯỚC ĐỨC MỚI NHẤT 2023
Tìm hiểu và khám phá về bản đồ nước Đức sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức phong phú về quốc gia này. Đồng thời, đây cũng là quá trình hiệu quả để bạn nắm bắt rõ hơn các thông tin quan trọng về vị trí của Đức trên bản đồ thế giới, biểu […]
ĐỒNG TIỀN ĐỨC GỌI LÀ GÌ? CÁC MỆNH GIÁ TIỀN ĐỨC HIỆN NAY
Các quốc gia đều có những loại tiền tệ riêng biệt, tại Đức cũng vậy. Đồng tiền không chỉ là một trong các yếu tố quan trọng liên hệ trực tiếp tới nền kinh tế, văn hoá và đời sống người dân mà còn là đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu […]
NƯỚC ĐỨC CÓ BAO NHIÊU BANG? CÁC BANG Ở ĐỨC HIỆN NAY
Nước Đức có bao nhiêu bang? Việc nắm rõ các bang của Đức sẽ giúp bạn hiểu hơn về quốc gia này khi sang đây sinh sống và học tập. Cùng Greenway khám phá từng bang ở Đức để lựa chọn điểm đến phù hợp và tốt nhất với bản thân nhé. Baden-Württemberg • Diện […]
NƯỚC ĐỨC NỔI TIẾNG VỀ CÁI GÌ VÀ 10 ĐIÊU ĐẶC SẮC NHẤT
Đức nổi tiếng về cái gì ngoài bóng đá và xe hơi? Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về các địa điểm du lịch, lễ hội bia, món ăn ngon ở Đức nhưng chưa hiểu rõ hết về những điều thú vị và hấp dẫn tại quốc gia này. Để nhanh chóng thích nghi khi […]
10 review du học nghề tại Đức của cựu du học sinh người Việt Nam
10 review du học nghề tại Đức của cựu du học sinh trường Technische Hochschule Deggendorf năm 2014. Bất kì ai khi đi du học nước ngoài đều tìm hiểu kinh nghiệm những người đi trước. Vậy bạn cần những kinh nghiệm du học nghề ở Đức gì? Để không bỡ ngỡ khi bước sang một môi […]