Tìm hiểu về Việc làm thêm và Tình nguyện tại New Zealand

làm thêm và tình nguyện khi du học New zealand

Thu xếp thời gian ngoài giờ lên lớp để theo đuổi công việc làm thêm hoặc hoạt động ngoại khóa là lựa chọn của nhiều sinh viên quốc tế tại New Zealand. Tất nhiên vẫn có những bí quyết riêng cần lưu ý để những công việc này không làm ảnh hưởng tới việc học, và quan trọng hơn – nhằm mang lại cho bạn thật nhiều lợi thế về sau.>> 12 điều về cuộc sống ở New Zealand chắc chắn bạn chưa biết

Làm thêm ngoài giờ lên lớp: cơ hội thích nghi với đời sống bản địa

Du học sinh New Zealand đi làm thêm với nhiều mục đích: để kiếm thêm một chút thu nhập, tích lũy kỹ năng sống, gặp gỡ người dân địa phương và quan trọng hơn là để trải nghiệm cuộc sống bản địa. Với những bạn quan tâm tới cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp thì kinh nghiệm làm thêm bán thời gian thời đại học cũng góp phần giúp CV của bạn trở nên hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng. Thực tế là ở một đất nước phát triển và hiện đại như New Zealand, các công ty rất coi trọng tính tự lập và sáng tạo trong khi làm việc. Vậy nên, kiếm việc trong lúc học là một sự lựa chọn thông minh cho mục tiêu lâu dài.

 

Sinh viên quốc tế ở New Zealand thường chọn làm việc trong các quán bar, nhà hàng và quán cà phê, hoặc đi làm thêm trong một ngành có liên quan đến chuyên ngành học, với mức lương tối thiểu cho một giờ là 16.50 đô la New Zealand.

 

Một số công việc làm thêm phổ biến cho du học sinh New Zealand:

  • Trợ lý bán lẻ:  Công việc này yêu cầu bạn giúp đỡ khách hàng lựa chọn sản phẩm, thực hiện thanh toán, quản lý kho hàng và cả lau dọn. Các cửa hàng ở xứ sở kiwi thường đóng cửa vào 6 giờ tối, nhưng công việc này có thể đòi hỏi bạn phải làm việc cuối tuần.
  • Nhân viên thời vụ: Địa điểm làm việc cho loại hình công việc này là vườn cây ăn quả và các ruộng nho, với nhiệm vụ thu hoạch và chuẩn bị trái cây, rau củ mang đi bán. Đây là công việc diễn ra chủ yếu vào dịp hè.
  • Trợ lý siêu thị: Sinh viên thường xin được vào làm trợ lý siêu thị dịp cuối tuần hoặc vào các giờ tối, với vai trò sắp xếp hàng hóa lên kệ hay thu ngân.
  • Nhân viên phục vụ bàn: Ngành công nghiệp dịch vụ nhà hàng khách sạn có lẽ là lĩnh vực thu hút nhiều lượng sinh viên làm thêm nhất, đặc biệt là với những sinh viên nói tốt tiếng Anh. Với công việc này, bạn có thể sẽ được dùng bữa miễn phí tại quán.
  • Nhân viên trực tổng đài: Công việc trực tổng đài có lẽ là phù hợp nhất cho những  sinh viên giỏi tiếng Anh.
  • Babysitter: Bạn yêu và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em? Có lẽ đây chính là công việc làm thêm lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để kết giao với một gia đình bản địa và tìm hiểu thêm về phong cách sống của người dân nơi đây.

 

Để tìm hiểu thêm về các công việc khác, cũng như cập nhật thông tin tuyển dụng, bạn có thể theo dõi các báo địa phương. Ở xứ sở kiwi có đến 70-80% công việc không được quảng cáo rộng rãi, vậy nên các bạn phải chủ động theo sát công ty mình đang cho vào “tầm ngắm”, đồng thời thường xuyên ghé thăm 2 trang web tuyển dụng nổi tiếng là Trademe và Seek. Bên cạnh đó, phòng Tìm kiếm Việc làm Sinh viên là nơi bạn có thể tìm kiếm việc tjam thời hay việc làm thêm trong kỳ nghỉ hè. Bạn có thể vào trang web tìm kiếm việc làm sinh viên toàn quốc (Student Job Search) nơi chuyên cung cấp cơ hội việc làm trên toàn New Zealand, hoặc liên lạc với phòng đời sống sinh viên của trường để biết thêm thông tin.

Về quyền lợi làm việc, sinh viên quốc tế chính quy được phép làm thêm bán thời gian ở New Zealand với những điều kiện sau:

 

  • Được làm việc tối đa 20 tiếng/tuần  trong bất kỳ tuần nào trong năm học nếu bạn đang học một khóa học chính quy.
  • Được làm việc toàn thời gian (lên tới 40 tiếng/tuần) trong các kỳ nghỉ lễ
  • Sinh viên các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ có thể làm thêm tới 40 tiếng/tuần trong suốt năm học

 

Bạn có thể xem thêm các điều kiện làm thêm cụ thể tùy thuộc vào loại hình khóa học và loại thị thực sinh viên tại trang tin nhập cư của chính phủ New Zealand.

 

Nhìn chung, do môi trường làm việc ở New Zealand rất cạnh tranh, để tìm được một công việc làm thêm tốt, bạn cần trau dồi kỹ năng nghe/nói tiếng Anh thật tốt, trau dồi các kinh nghiệm làm thêm ngay từ khi còn ở Việt Nam, và nên nhớ là mối quan hệ là chìa khóa cho hầu hết tất cả các cơ hội!

Tình nguyện để đóng góp cho cộng đồng và phát triển bản thân

 

New Zealand là quốc gia đi đầu trong hoạt động thiện nguyện. Một cuộc khảo sát năm 2013 đã chỉ ra rằng, theo ước tính, các tình nguyện viên đã đóng góp hơn 157 triệu giờ làm việc không công, tương đương với hơn 3.5 tỷ đô la New Zealand dành cho các tổ chức phi lợi nhuận ở quốc gia này.

 

Với đa dạng các loại hình thiện nguyện, trải dài trên nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội: nhân quyền, y tế, giáo dục, thể thao, giải trí, phụng sự xã hội, nghệ thuật và văn hóa, dịch vụ cấp cứu, môi trường và bảo tồn, chăm sóc động vật, phát triển cộng đồng… sinh viên quốc tế tại New Zealand sẽ dễ dàng tìm được cho mình tổ chức thiện nguyện phù hợp với đam mê hoặc mối bận tâm của bản thân.

Ngoài ra, nhiều sinh viên hoạt động tình nguyện còn để phát triển các kỹ năng mềm và trau dồi kiến thức thường thức, song song với việc đóng góp công sức và thời gian vào các hoạt động phát triển cộng đồng. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn tập luyện khả năng ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. Ví dụ như bạn rất thích tiếng Pháp nhưng không có cơ hội được tiếp xúc gần với người nói thứ tiếng này – thì khi tham gia tình nguyện, bạn có thể sẽ được gặp gỡ cùng các bạn sinh viên nói tiếng Pháp hoặc hỗ trợ những người nhập cư có ngôn ngữ Molière là ngôn ngữ mẹ đẻ.

 

Công việc tình nguyện có thể kéo dài 1 tiếng, 1 tuần, hoặc cam kết nhiều hơn một chút, tuy nhiên đây vẫn là một cơ hội tuyệt vời để CV của bạn trở nên nổi bật so với các ứng viên khác. Thế nên, đừng chần chừ nữa mà hãy ghé thăm Volunteeringnz để tìm kiếm vai trò tình nguyện viên phù hợp với bạn nhất, để những mùa hè du học không lãng phí trôi qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Gợi ý một vài món quà du học sinh New Zealand nên mua tặng gia đình

New Zealand là một trong những quốc gia phát triển với nguồn hàng hóa phong phú. Thêm vào đó, nhờ thiên nhiên ưu đãi nên nền nông nghiệp của New Zealand rất phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, ý nghĩa. Nếu các bạn du học sinh chưa biết mua món quà gì […]

Xem thêm

10 điều nên nhớ khi tìm và thuê nhà

Thuê nhà có lẽ là gian nan lớn nhất khi đi du học. Bạn có thể chọn một căn nhà ngốn hết “tài sản” mang theo, có khi lỡ thuê phải một căn hay bị hỏng hóc, lại có lúc gặp vấn đề với tờ hợp đồng do không đọc kỹ hướng dẫn trước khi […]

Xem thêm

Thị thực sau tốt nghiệp cho du học sinh New Zealand

Khi bạn đã hoàn thành việc học tại New Zealand, bạn có thể sẽ không muốn rời khỏi vùng đất xinh đẹp này. Kể từ tháng 11 năm 2018, New Zealand sẽ có những thay đổi mới trong chính sách thị thực, cho phép du học sinh ở lại đây tối đa ba năm sau […]

Xem thêm

6 điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ ngân hàng tại New Zealand

Khi sang New Zealand du học, bạn sẽ có nhu cầu lập một tài khoản ngân hàng bản địa để thuận tiện cho việc chi tiêu hàng ngày. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trước khi mở tài khoản. Hệ thống Plus hoặc Cirrus CIRRUS của MasterCard và PLUS của Visa là […]

Xem thêm

Tại sao nên chọn New Zealand làm điểm đến du học

Trong mắt George Bernard Shaw, đồng sáng lập Trường Kinh tế London và là chủ nhân giải Nobel Văn học 1925, New Zealand vào năm 1934 “chỉ là một mảnh đất nhỏ đầy cừu”! Thế nhưng xứ đảo kiwi giờ đây đã trở thành một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng trên thế […]

Xem thêm

Xin Visa Vào New Zealand Trong Vòng 10 Ngày

Mới đây New Zealand đã công bố hệ thống mới trong việc quản lý visa của mình. Đây là một trong những hành động nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các du học sinh quốc tế học tập tại nước này. Bộ xuất nhập cảnh New Zealand và bộ giáo dục đã ký […]

Xem thêm